Giới thiệu về

“Nhất đại tông sư” Mã Quân Vũ

Chủng thụ như bồi giai đệ tử, bốc cư kháp đối hảo hồ sơn. Đây là một câu đối được viết bởi ông Mã Quân Vũ, hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Quảng Tây trong nhiệm kỳ của ông tại Đại học Quảng Tây. Chính với hoài bão ý chí đào tạo những học trò giỏi và cung cấp nhân tài trụ cột cho Quảng Tây, ông Mã Quân Vũ và một nhóm đồng nghiệp của ông đã thành lập Đại học Quảng Tây vào tháng 10 năm 1928. Kể từ đó, ông đã mở ra một tiền lệ cho giáo dục đại học ở Quảng Tây. Ông đã có những đóng góp xuất sắc cho việc thành lập và phát triển Đại học Quảng Tây, ông đã từng hai lần làm hiệu trưởng Đại học Quảng Tây (10/1928-7/1936; 9/1939—8/1940).

Mã Quân Vũ (1881-1940), sinh năm 1881 tại huyện Cung Thành, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, tên là Hoà, tên gốcĐạo Ngưng, chữ Hậu Sơn, biệt danh Quý Công, hiệu Quân Vũ. Ông là một nhà giáo dục, nhà khoa học và nhà cách mạng dân chủ nổi tiếng. Ông là tiến sĩ kỹ thuật đầu tiên của Trung Quốc lưu học tại Đức, nhóm thành viên đầu tiên của Hội đồng minh Trung Quốc, là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Công lập Trung Quốc tại Thượng Hải, Đại học Đại Hạ, Đại học Quảng Tây, từng là tổng thư ký bộ phận điều hành của Hội đồng minh, tổng thư ký văn phòng tổng thống lớn của Tôn Trung Sơn, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và thượng nghị sĩ Thượng viện lâm thời Chính phủ lâm thời Nam Kinh, Bộ trưởng bộ giao thông, chủ tịch tỉnh Quảng Tây, Bộ trưởng tư pháp chính phủ Bắc Dương, Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Bắc Kinh, sau khi Chiến tranh Chống Nhật bùng nổ, ông từng là thượng nghị sĩ của Hội đồng quốc phòng tối cao và thành viên của Hội đồng chính trị quốc gia khoá đầu tiên. Ông được mệnh danh là “Nhất đại tông sư”Bắc Thái Nam Mã” trong giới giáo dục.

Mã Quân Vũ đã chịu khó học tập từ khi còn nhỏ, sau đó ông thi đỗ vào Học đường thể dụng Quảng Tây. Năm 1901, ông du học Nhật Bản tự túc, lúc ban đầu ông đã sáng lập “Tân Dân Tùng Báo” với Lương Khải Siêu, sau đó ông theo dõi Tôn Trung Sơn để tham gia cách mạng. Năm 1903, ông vào Đại học Kyoto ở Nhật Bản để học hóa học ứng dụng. Năm 1905, Hội đồng minh Trung Quốc được thành lập, Mã Quân Vũ là nhóm thành viên đầu tiên, tham gia soạn thảo điều lệ của Hội đồng minh, ông được bầu làm tổng thư ký của bộ phạn điều hành, đảm nhậm chức vụ hội chủ của Hội đồng minh Quảng Tây. Năm 1906, ông trở về Thượng Hải thành lập Trường Công lập Trung Quốc, năm sau ông sang Đức để học ngành luyện kim tại Đại học Kỹ thuật Berlin, nhận bằng cử nhân kỹ thuật. Ông trở về nước trước ngày Cách mạng Tân Hợi, làm chủ biên của “Báo dân lập” và kêu gọi cách mạng. Ông tham gia vào việc thành lập Trung Hoa Dân Quốc, đề cử Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống lâm thời và tham gia soạn thảo Đề cương Tổ chức chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc.

Sau khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc, ông làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và thượng nghị sĩ Thượng viện lâm thời Chính phủ lâm thời Nam Kinh, tham gia soạn thảo Hiến pháp tạm thời Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi Cách mạng thứ hai thất bại, ông sang Đức và học tại Đại học nông nghiệp Berlin, sau đó làm kỹ sư tại Nhà máy Hóa chất Bochum, vào năm 1915, ông nhận bằng tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Kỹ thuật Berlin. Năm 1916, ông trở về Trung Quốc, giữ chức Bộ trưởng Bộ giao thông của Chính phủ quân sự và kỹ sư của Kho vũ khí Thạch Tỉnh ở Quảng Châu, năm 1921, ông làm Tổng thư ký Văn phòng Tổng thống lớn, trong năm đó ông nhậm chức chủ tịch tỉnh Quảng Tây. Năm sau, ông bị “Quân đội tự trị” tập kích, phu nhân của ông Bành Văn Thiềm bị bắn chết, ông từ chức chủ tịch tỉnh Quảng Tây ngay lập tức.

Năm 1924, Mã Quân Vũ nhậm chức hiệu trưởng Đại học Đại Hạ Thượng Hải. Năm sau, theo lời mời của Phùng Ngọc Tường, Đoàn Kỳ Thuỵ, ông đi cùng Tôn Trung Sơn đến Bắc Kinh để bàn về việc nước, và được mời làm hiệu trưởng Đại học Công nghệ Bắc Kinh, ông còn là Bộ trưởng bộ tư pháp chính quyền Bắc Dương trong một thời gian ngắn. Tháng 3 năm 1926, chính quyền Đoàn Kỳ Thuỵ bắn chết những sinh viên thỉnh cầu hòa bình, Vụ thảm sát ngày 18 tháng 3 xảy ra, Mã Quân Vũ tức giận từ chức, trở lại Đại học Đại Hạ để làm hiệu trưởng.

Năm 1928, theo lời mời của chính quyền Quảng Tây lúc bấy giờ, ông trở về Quảng Tây thành lập Đại học Quảng Tây, giữ chức hiệu trưởng. Năm 1932, ông kiêm nhiệm giám đốc Nhà máy Axit Sulfuric Lưỡng Quảng. Khi Chiến tranh chống Nhật bùng nổ vào năm 1937, ông nhậm chức thượng nghị sĩ của Hội đồng quốc phòng tối cao và thành viên của Hội đồng chính trị quốc gia khoá đầu tiên. Năm 1939, Mã Quân Vũ tái nhậm chức hiệu trưởng Đại học Quốc gia Quảng Tây, năm sau, ông qua đời vì bệnh tật. Sau khi nhận được tin buồn, lãnh đạo cao cấp, giới giáo dục đều kinh ngạc và bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn. Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Chu Ân Lai, Chu Đức, Bành Đức Hoài đều gửi bức trướng viếng qua Văn phòng Bát lộ quân ở Quế Lâm để truy điệu ông, những người nổi tiếng trong học thuật như Ông Văn Hạo, Trúc Khả Trinh, Tát Bản Đống và Đại học Đại Hạ Thượng Hải cũng gửi điện chia buồn.

Mã Quân Vũ là một nhà khoa học nổi tiếng, người đã dịch rất nhiều tác phẩm trong cuộc đời của mình. Những tác phẩm chủ yếu bao gồm “Nguồn gốc các loài, Darwin, Lý thuyết về khế ước xã hội, Học thuyết về Maitreya John, Luận bàn về thuế, Đại số, Khoáng vật họcv.v.

Mã Quân Vũ còn là một nhà thơ, với tác phẩm là Những bài thơ của Mã Quân Vũ”. Những bài thơ của ông mang đặc sắc tuyên truyền tư tưởng tân học và lòng yêu nước, luôn tràn ngập giọng điệu lạc quan và tươi sáng. Ví dụ, vào đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, ông đã viết bài thơ “Xuân sớm Kinh Hoa” để thể hiện hoài bão ý chí lớn: “Sơn thâm tam nguyệt do vi tuyết, lâm mật trường tiêu giác tiễu hàn. Đồ tịch tung hoành hốt hữu đắc, thần tư khởi phục diểu vô đoan. Bách niên dĩ hậu thuỳ hùng trường, vạn sự đương tiền chỉ nhạc quan. Dục dĩ nhất thân hám thiên hạ, tu vu bình địa khởi ba lan.”

Tên nhà trường do Mã Quân Vũ viết

Đề từ của Mã Quân Vũ

 

Bài hát của trường do Mã Quân Vũ đích thân sáng tác

Mã Quân Vũ và Tôn Trung Sơn

Lăng mộ của ông Mã Quân Vũ tại Lương Phong, Quế Lâm