Đào tạo
Học viện Hải dương

https://ma.gxu.edu.cn/English/Home.htm

Học viện Hải dương Đại học Quảng Tây được thành lập vào tháng 9 năm 2014. Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô Đại học Quảng Tây (được thành lập vào tháng 3 năm 2014) trực thuộc Học viện Hải dương. Học viện lấy nghiên cứu các đảo và rạn san hô ở Nam Hải làm đặc sắc, tập trung vào các phương hướng nghiên cứu, như địa chất và môihọc viện biển, môihọc viện và hóa học biển, sinh học và sinh thái biển, viễn thám biển và biển vật lý,v.v. Vào tháng 9 năm 2017, ngành học khoa học biển, với tư cách là  ngành học hỗ trợ của cụm ngành học kỹ thuật xây dựng và vật liệu tiên tiến, đã được chọn vào danh sách các cụm ngành học hạng nhất thế giới do Đại học Quảng Tây tham gia.

Phương hướng nghiên cứu: Học viện lấy mối quan hệ giữa các rạn san hô và môihọc viện sinh thái làm dòng nghiên cứu chính, và lấy các vấn đề khoa học tuyến đầu quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu rạn san hô và nhu cầu thực tế quan trọng của việc phát triển và sử dụng các đảo và rạn san hô ở Nam Hải làm mục tiêu tổng thể, thực hiện nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu về các đảo và rạn san hô ở Nam Hải.

Đội ngũ giáo viên: Hiện có 44 giảng viên, 31 giáo viên toàn thời gian. Trong đội ngũ giáo viên, có các thành viên của Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Bộ Giáo dục, nhà khoa học trưởng của các dự án nghiên cứu khoa học quốc gia lớn (973 dự án), người được chọn vào Dự án 10 triệu tài năng quốc gia, nhân tài tiên phong đổi mới khoa học và công nghệ trẻ và trung niên quốc gia, người được hưởng trợ cấp đặc biệt của Chính phủ, "Học giả tám Quế" Quảng Tây, chuyên gia được uỷ nhiệm đặc biệt ,chuyên gia xuất sắc của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, "Dự án “Mười trăm nghìn nhân tài” của Thế kỷ mới Quảng Tây, nhân tài xuất sắc của cáchọc viện đại học Quảng Tây, "phụ nữ gương mẫu" Quảng Tây, v.v.;

Các giảng viên của học viên đã được mời làm người dẫn đầu học thuật và nhóm nghiên cứu của Nghiên cứu Đảo và Rạn san hô Nam Hải của Phòng thí nghiệm Quốc gia Biển; Được mời làm nghiên cứu viên được mời riêng của "Trung tâm Hợp tác Đổi mới Nghiên cứu Nam Hải năm 2011".

Nghiên cứu khoa học: Các giáo viên của học viện đã chủ trì hơn 40 dự án nghiên cứu khoa học, với tổng kinh phí 87,95 triệu nhân dân tệ. Bao gồm dự án chương trình nghiên cứu khoa học lớn quốc gia (Dự án 973), Dự án trọng điểm Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia, Dự án Khoa học và Công nghệ lớn theo hướng đổi mới sáng tạo Quảng Tây, v.v. Giành được giải nhất Giải thưởng Thành tựu Khoa học Xã hội Quảng Tây, giải nhì Giải thưởng Khoa học Tự nhiên Quảng Tây và giải nhì Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quảng Tây. Học viện đã có những tiến triển quan trọng trong sự hình thành và biến đổi của các rạn san hô cũng như những thay đổi môi học viện được ghi nhận của chúng, phản ứng của các rạn san hô đối với sự biến đổi toàn cầu và các hoạt động của con người, và lý thuyết và công nghệ phục hồi sinh thái rạn san hô,v.v.

Học viện đã thành lập một nhóm khảo sát khoa học "Giấc mơ xanh", và tập trung chặt chẽ vào tuyến đầu khoa học quốc tế và nhu cầu thực tế của đất nước, đã đặt chân đến gần như tất cả các rạn san hô tại Nam Hải, và đã gánh vác một loạt dự án nghiên cứu khoa học quy mô lớn về các rạn san hô tại Nam Hải.

Xây dựng ngành học: Chuyên ngành đại học khoa học biển, điểm ngành học được uỷ quyền cấp bằng tiến sĩ và thạc sĩ cấp hai về tài nguyên sinh vật biển và bảo vệ môi trường được phê duyệt vào năm 2016; điểm được ủy quyền cấp bằng thạc sĩ cấp một về chuyên ngành khoa học biển. Hiện có 306 sinh viên đại học chuyên ngành khoa học biển, 80 nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ.

Học viện Hải dương cũng đã mở lớp dạy môn đặc sắc Khái Luận Khoa học Rạn san hô, viện trưởng, giáo sư Dư Khắc Phục đã dẫn đầu nhóm biên soạn sách giáo khoa Khái Luận Khoa học Rạn san hô, đây là cuốn sách giáo khoa đầu tiên về các rạn san hô trong và ngoài nước.

Xây dựng nền tảng: Tháng 9 năm 2016, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Nghiên cứu Rạn san hô Nam Hải Quảng Tây đã được phê duyệt thành lập, đây là phòng thí nghiệm trọng điểm cấp khu vực tự trị duy nhất không cần đào tạo mà được xác định trực tiếp, còn được đánh giá là một trong 10 phòng thí nghiệm trọng điểm trong cuộc đánh giá năm năm về phòng thí nghiệm trọng điểm toàn khu năm 2018;

Cơ sở thực hành thử nghiệm ven biển được xây dựng trong Vườn Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Hàng hải Bắc Hải, tức là Viện Nghiên cứu Vịnh Bắc bộ Đại học Quảng Tây;

Cùng xây dựng "Quán san hô - Cơ sở mẫu bảo vệ và bảo vệ san hô đảo Vây Châu" với Ủy ban Quản lý Khu du lịch đảo Vây Châu của thành phố Bắc Hải, Chính quyền Nhân dân Thị trấn Vây Châu và Làng Lào Trúc Giá;

Kết hợp với các đặc điểm nghiên cứu của Học viện, Trung tâm lặn -SSI của Đại học Quảng Tây đã được thành lập, có đủ điều kiện và tư cách để thực hiện giảng dạy và đào tạo lặn, và đã đào tạo thợ lặn chuyên nghiệp và đạt được chứng chỉ trình độ liên quan, với tổng số 104 người.

Học viện cũng hợp tác với Đại học Hải dương Đài Loan, Viện Ngiên cứu Hải dương Quảng Tây, Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn Quảng Tây của Viện Khoa học Quảng Tây, Cục Hải dương Bắc Hải, Cục Hải dương Tần Châu, Công ty TNHH Công nghệ Tinh tế Quảng Tây, Trung tâm dịch vụ Trung Quốc SSI (Trường lặn biển quốc tế), Cơ sở lặn thể thao thăm dò Bắc Hải, Công ty TNHH Chân châu Nguyên Long Bắc Hải, và các viện nghiên cứu khoa học, tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến khoa học biển khác cùng xây dựng cơ sở nghiên cứu-công nghiệp-đại học, thực hiện mô hình bồi đắp nhất thể hoá nghiên cứu-công nghiệp-đại học-chính trị trao đổi và kết nối đào tạo và thực tập.