Do Sở và nhà trường cùng xây dựng
Sở Tuyên truyền Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và Đại học Quảng Tây đã ký kết hiệp định cùng xây dựng Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào ngày 8 tháng 7 năm 2014. Việc cùng nhau xây dựng được tập trung vào 5 phương diện: ban quản lý, khóa trình chất lượng cao, đội ngũ nhân tài, cơ sở thực hành và cở sở nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu thực tế, chất lượng đào tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác về báo chí đã được nâng cao rõ ràng, mô hình đào tạo nhân tài và cơ chế cùng nhau xây dựng đã được phổ biến đến 15 trường đại học, cao đẳng thiết lập khoa Báo chí và Tuyên truyền trên địa bàn Quảng Tây và thực hiện bao phủ toàn diện.
Xây dựng khóa trình chất lượng cao - theo kịp với phát triển của ngành Báo trí
Học viện tập trung vào việc cùng nhau xây dựng các khóa trình chất lượng cao, đưa ra hàng loạt khóa trình tổng hợp: mở 13 khóa trình chung phản ánh xu hướng học thuật và gần gũi với thực tiễn, bao gồm “Tư tưởng chủ nghĩa Mác về báo chí” và “Đào tạo tình huống quốc gia” ...
Đọc sách cởi mở - Thiết lập quan điểm của chủ nghĩa Mác về báo chí
Học viện đã đưa ra “hoạt động giảng dạy và đọc sách kiểu cởi mở” như một môn học bắt buộc và đưa vào kế hoạch đào tạo. Đọc tác phẩm gốc, học văn bản gốc và hiểu nguyên lý gốc, thông qua các hoạt động đọc sách như hội đọc sách trong lớp, tổ chức các diễn thuyết theo chủ đề, đánh giá báo cáo đọc sách, các cuộc thi kỹ năng chuyên môn, thành lập các nhóm đọc tác phẩm gốc và kiểm tra trực tuyến kiến thức quan điểm của chủ nghĩa Mác về báo chí..., để các bạn sinh viên được đào tạo theo cách yêu thích. Với các khóa trình đọc sách cởi mở, nội dung giảng dạy cởi mở, cách đánh giá cởi mở, thực hiện toàn diện hóa, toàn viên hóa và hoạt động hóa việc đào tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác về báo chí.
Đào tạo hợp tác- chung tay xây dựng cơ sở thí nghiệm và thực hành
Kể từ khi khởi động dự án xây dựng chung, Học viện đã lần lượt xây dựng Tòa nhà Học viện Báo chí rộng 23.000 mét vuông và đầu tư 33 triệu nhân dân tệ để xây dựng “Trung tâm Trình diễn Giảng dạy và Thí nghiệm Truyền thông cấp khu tự trị”, bao gồm 12 phòng thí nghiệm báo chí hiện đại hóa như Trung tâm Truyền thông Tổng hợp, Trung tâm Studio tương tác Đa phương tiện, Trung tâm Giảng dạy và Thí nghiệm nhiếp ảnh quay phim, Phòng thí nghiệm Đa phương tiện Báo chí và Phòng thí nghiệm Biên tập Phát thanh và Truyền hình. Học viện cũng đã được phép xây dựng một cơ sở thực hành ngoài khuôn viên trường cấp quốc gia dành cho sinh viên và một nền tảng hợp tác trồng người cấp khu tự trị, đồng thời đã thành lập 12 cơ sở việc làm ngoài khuôn viên trường trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Cùng xây dựng cở sở nghiên cứu - không ngừng nâng cao trình độ chuyên ngành
Nguyên Cơ sở Đào tạo Nhân tài khu vực Tây Nam của Tổng cục Xuất bản Báo chí, Cơ sở Nghiên cứu và Thực hành Quan điểm của chủ nghĩa Mác về Báo chí Quảng Tây và Cơ sở Đào tạo Nhân tài ngành Văn hóa (Truyền thông) Trung Quốc-ASEAN đã liên tiếp đặt trụ sở tại Học viện. Trong những năm gần đây, nhóm nghiên cứu khoa học của Học viện đã giành được tổng cộng 13 chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, trong đó bao gồm 8 chương trình cấp quốc gia về nghiên cứu truyền thông ASEAN và tuyên truyền khu vực giữa Trung Quốc- ASEAN. Ngoài ra, Học viện đã giành được 124 chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp quận, cấp nhà trường và chương trình nghiên cứu của các cơ quan, doanh nghiệp, đồng thời đã xuất bản hơn 10 tác phẩm. Trong đó, năm 2017, chương trình “Tìm tòi và thực hành hội nhập sâu giữa Sở Tuyên truyền và nhà trường nhằm hợp tác đào tạo nhân tài báo chí xuất sắc” đã giành giải nhất Giải thành quả Giảng dạy cấp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; năm 2019, cựu Viện trưởng, Giáo sư Trịnh Bảo Vệ giành chương trình nghiên cứu trọng điểm của Quỹ Khoa học Xã hội quốc gia Trung Quốc “Nghiên cứu sự thay đổi chính sách về báo chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong trăm năm qua (1921-2021)” và chương trình nghiên cứu trọng điểm của Quỹ Khoa học Xã hội quốc gia Trung Quốc “Định vị chiến lược và sách lược hành động về tuyên truyền khí hậu Trung Quốc trong bối cảnh xây dựng nền văn minh sinh thái và quan niệm phát triển xanh”.
5. Điểm sáng nổi bật
(1) Hội nhập sâu giữa Sở Tuyên truyền và nhà trường, chính quyền, doanh nghiệp, giới học thuật, giới nghiên cứu cùng hợp tác đào tạo nhân tài
Sở Tuyên truyền và trường Đại học Quảng Tây đã tham gia toàn diện và hội nhập sâu rộng trong quá trình xây dựng hệ thống Học viện độc lập, xây dựng Tòa nhà Học viện và nền tảng phòng thí nghiệm cũng như thiết lập các khóa trình chung, trao đổi nhân sự, thành lập nền tảng thực hành v.v, đã mở ra mô hình trồng người hợp tác mới.
(2) Cải cách toàn diện “Ba toàn trồng người”, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng thí điểm
Học viện thực hiện "Kế hoạch hành động năm năm" nhằm đào tạo nhân tài báo chí và tuyên truyền xuất sắc cho các cơ quan ngôn luận chủ cốt của Đảng và nhân dân. Được hướng dẫn bởi quan điểm của chủ nghĩa Mác về báo chí, lấy đạo đức trồng người và luyện tập bằng mọi phương tiện truyền thông, Học viện kiên trì khám phá đầy đủ các yếu tố và lô-gích trồng người chứa đựng trong mỗi công việc, đồng thời coi như yêu cầu chức trách và nội dung đánh giá, hòa nhập vào thiết kế hệ thống tổng thể và các khâu thực tiễn cụ thể nhằm hình thành khóa trình trình diễn trồng người chuyên nghiệp, xây dựng nên hệ thống đào tạo tài năng báo chí và tuyên truyền xuất sắc.
(3) Xuất bản các tạp chí tốt, hỗ trợ phát triển các chuyên ngành của Học viện
Học viện đã đưa ra tạp chí học thuật “Văn hóa và Tuyên truyền”, cũng như các chuyên mục Lịch sử Báo chí và Tuyên truyền, Văn hóa và Tuyên truyền kháng chiến, Tuyên truyền văn hóa đại chúng, Văn hóa và Tuyên truyền quảng cáo v.v. Đồng thời, Học viện tiếp tục nâng cao chất lượng tạp chí nhằm hỗ trợ phát triển các chuyên ngành.
(4)Hình thành hiệu ứng tác động, phát huy vai trò dẫn dắt
Thực tiễn, kinh nghiệm của Học viện trong việc cùng nhau xây dựng với Sở Tuyên truyền và “Ba toàn trồng người” đã lần lượt được đăng trên “Bản tin giáo dục ba học” do Ban Tuyên truyền Trung ương tổ chức, Quang Minh nhật báo, Nhân Dân nhật báo điện tử và nhiều phương tiện truyền thông cấp nhà nước và cấp tỉnh khác, đã ba lần giành Chương trình cải cách đổi mới về giảng dạy báo chí và tuyên truyền Trung Quốc. Hơn 50 đợt đồng nghiệp đến từ các trường đại học,cao đẳng trong cả nước đã đến thăm Học viện để giao lưu học hỏi, đã phát huy vai trò gương mẫu và dẫn dắt của giáo dục báo chí và tuyên truyền trong khu vực, nhà nước và các nước ASEAN.
6. Triển vọng của Học viện
Học viện kiên trì lấy nâng cao chất lượng đào tạo nhân tài làm hạt nhân, lấy xây dựng chuyên ngành làm chủ yếu, lấy xây dựng đội ngữ chuyên ngành làm trọng tâm, lấy bồi dưỡng nhân tài làm nền tảng, lấy cải cách đổi mới làm động lực, kế thừa và phát huy phương châm đào tạo “Giữ gìn chính trực, sáng tạo đổi mới, tìm kiếm sự thật, lan tỏa cái đẹp”, các giáo viên đã thực hiện “chí lớn, thản nhiên, uyên bác, chuyên nghiệp”, các bạn sinh viên dã thực hiện “nuôi dưỡng tâm hồn, rèn luyện ý chí, siêng năng học tập, coi trọng thực tiễn”. Dựa vào việc cùng nhau xây dựng của nhà trường và Sở Tuyên truyền Đảng ủy khu tự trị, đứng ở Quảng Tây, phục vụ cả nước, tỏa ra ASEAN, Hướng tới thế giới, nỗ lực đào tạo những nhân tài báo chí và tuyên truyền hàng đầu, xuất sắc có trách nhiệm xã hội, tinh thần đổi mới, khả năng thực tiễn, nhận thức pháp luật và tầm nhìn quốc tế, phấn đấu sớm ngày trở thành cơ sở ngành Báo chí và Tuyên truyền cấp 1 được trao quyền cấp bằng tiến sĩ, xây dựng nên một Học viện Báo chí và Tuyên truyền định hướng giảng dạy và nghiên cứu có bố cục hợp lý và đặc sắc miền Nam.