Đào tạo
Học viện Khoa học Vật lý và Kỹ thuật Công trình


https://physics.gxu.edu.cn/English/Home.htm

Học viện có lịch sử lâu dài, nền tảng sâu sắc, tiền thân là Khoa Toán học và Vật lý được thành lập khi Đại học Quảng Tây mở trường vào năm 1928. Khoa Vật lý được thành lập vào năm 1933. Các nhà vật lý nổi tiếng như Viện sĩ Lư Hạc Phất, Viện sĩ Thi Nhữ Vi, Giáo sư Trịnh Kiến Tuyên và các học giả có tiếng khác đã từng giảng dạy ở đây. Học viện có cơ sở được trao quyền cấp bằng thạc sĩ đợt 1 toàn quốc vào năm 1978có cơ sở ngành vật lý học cấp 1 được trao quyền cấp bằng thạc sĩ vào năm 2005. Kể từ khi nước ta thực hiện toàn diện dự án xây dựng “Kép hạng nhất” vào năm 2017, học viện bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, ngành Vật lý học được chọn là cơ sở xây dựng chuyên ngành hạng nhất Quảng Tây vào năm 2017, chính thức trở thành cơ sở xây dựng chuyên ngành hạng nhất Quảng Tây trong vòng thứ 2 vào năm 2022, có cơ sở ngành vật lý học cấp 1 được trao quyền cấp bằng tiến sĩ vào năm 2018, được phê duyệt và xây dựng trạm di động nghiên cứu sau tiến sĩ, và chuyên ngành vật lý học đã được đưa vào một loạt cơ sở xây dựng chuyên ngành hành nhất cấp quốc gia, chuyên ngành khoa học và kỹ thuật điện tử đã trở thành cơ sở xây dựng chuyên ngành hành nhất Quảng Tây vào năm 2019, bắt đầu xây dựng chuyên ngành Thiết kế mạch tích hợp và hệ thống tích hợp trình độ đại học từ năm 2022.

Đội ngũ giáo viên: Từ năm 2018, tất cả các giáo viên toàn thời gian loại nghiên cứu khoa học giảng dạy sẽ thực hành chế độ bổ nhiệm dự - bổ nhiệm dài hạn. Khoa vật lý học hiện có 57 giáo viên hướng dẫn nghiên cứu sinh và 83 giáo viên hướng dẫn sinh viên cao học. Hiện có 66 giáo viên chính thức toàn thời gianloại nghiên cứu khoa học giảng dạy (sẽ đạt tới 120 nhân viên vào cuối "Kế hoạch 5 năm lần thứ 14"), trong đó có 3 người được chọn vào Dự án nhân tài trọng đại cấp quốc gia, 17 người đã được danh hiệu nhân tài Viện Khoa học Trung Quốc hoặc nhân tài cấp tỉnh, 5 người đã tổ chức dự án trọng điểm Quỹ khoa học thanh niên lỗi lạc và Quỹ khoa học thanh niên xuất sắc cấp quốc gia hoặc Quỹ khoa học tự nhiên cấp quốc gia, 1 người đầu tiên đoạt giải nhì Giải thưởng Khoa học Tự nhiên Quốc gia. Giáo viên bán thời gian hướng dẫn sinh viên cao học và nghiên cứu sinh bao gồm 1 Viện sĩ nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc và 11 học giả thanh niên được chọn vào các dự án nhân tài trọng đại cấp quốc gia hoặc các dự án Quỹ nhân tài cấp quốc gia.

Đặc sắc ngành học: Học viện đã hình thành bố cục đào tạo nhân tài và nghiên cứu học thuật lấy các ngành vật lý làm cơ sở, tổng hợp ngành vật lý học, thiên văn học, khoa học và kỹ thuật điện tử, mạch và hệ thống điện tử tích hợp. Phương hướng học thuật chủ yếu bao gồm: vật lý thiên văn kỹ thuật trắc địa, vật lý và thiết bị quang điện, vật lý vật chất ngưng tụ kỹ thuật năng lượng mới, mạch và hệ thống tích hợp cũng như công nghệ xử lý micro-nano.

Nền tảng ngành học: bao gồm "Phòng thí nghiệm trọng điểm Quảng Tây về vật lý thiên văn tương đối tính" của Cơ sở Đổi mới Khoa học và Công nghệ trọng đại, Phòng Thí nghiệm trọng điểm chế biến kim loại màu và vật liệu đặc biệt khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây” của Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia do tỉnh và bộ cùng xây dựng, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ kỹ thuật vật liệu pin mới Quảng Tây, Trung tâm Nghiên cứu Nano và Năng lượng do Sở Nghiên cứu Nano và Năng lượng Viện Khoa học Trung Quốc Bắc Kinh và Đại học Quảng Tây cùng xây dựng, Trung tâm Nghiên cứu vật lý thiên văn và khoa học vũ trụ, Đài quan sát thiên văn quốc gia - Đại học Quảng Tây v.v.. Phòng thí nghiệm có diện tích gần 40.000 mét vuông, trị giá thiết bị nghiên cứu  gần 200 triệu NDT, có thiết bị quy mô lớn bao gồm: kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường, đầu dò tâm điện tử, hệ thống đo lường đặc tính vật lý tổng hợp, kính hiển vi quang học đồng tiêu, hệ thống kính hiển vi quang học từ trường cao nhiệt độ thấp, hệ thống kính hiển vi cảm ứng ánh sáng, phún xạ magnetron, phổ khối-plasma kết hợp cảm ứng, plasma tăng cường lắng đọng hơi hóa học (PECVD), hệ thống tiếp xúc với tia cực tím, thiết bị phủ bay hơi chùm tia điện tử chân không cực cao, hệ thống viết trực tiếp chùm tia điện tử nano, Lắng đọng hơi hóa chất hữu cơ-kim loại (MOCVD), v.v. và phòng thí nghiệm siêu sạch lớn (1.200 mét vuông). Học viện còn có hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế cùng xây dựng các thiết bị quan sát thiên văn thực địa quy mô lớn bao gồm: hệ thống khảo sát quang học tự động dấu thời gian ngắn, kính thiên văn theo dõi hoàn toàn tự động phản ứng nhanh, kính thiên văn quang học 1 mét tại Trạm Ali của Mạng lưới Kính viễn vọng Toàn cầu Đài quan sát Las Cumbres(LCOGT), Máy quang phổ đầu cuối kính thiên văn quang học 4 mét Mustaq Peak, trạm chuyển tiếp tín hiệu VHF vệ tinh giám sát vật thể biến thiên đa băng tần (SVOM) trong bối cảnh hợp tác không gian Trung - Pháp, v.v., và cơ sở khảo sát thực địa năng lượng đại dương xanh. Học viện đã thành lập một cơ sở đào tạo nhân tài đổi mới sáng tạo chung với Sở Nghiên cứu Nano và Năng lượng Viện Khoa học Trung Quốc Bắc Kinh, Đài quan sát Thiên văn Quốc gia, Đài quan sát núi Tử Kim, Đại học Viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Sư phạm Hoa Trung, Công ty TNHH Công nghệ Đổi mới Triệu Dị Bắc Kinh v.v. Học viện có môi trường giáo dục tốt, xây dưng quán cà phê để học tập và trao đổi, phòng thảo luận học thuật, v.v.; không khí học thuật nồng nàn, định ngày tổ chức các diễn đàn học thuật tiên tiến “Tinh Hải Vật Ngữ” và diễn đàn học thuật “Vật Hoa Xuân Huy” dành cho các nghiên cứu sinh.

Đào tạo nhân tài: Học viện chúng tôi có hệ thống đào tạo nhân tài loại hình nghiên cứu hoàn chỉnh từ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ. Các chuyên ngành tuyển sinh đại học là vật lý học, khoa học và công nghệ điện tử, mạch và hệ thống tích hợp điện tử, mỗi năm tuyển sinh khoảng 250 người. Mỗi năm tuyển sinh viên tiến sĩ khoảng 50 người và sinh viên thạc sĩ khoảng 200người. Dựa vào các dự án quy hoạch khoa học và công nghệ quốc gia và địa phương để bồi dưỡng nhân tài đại học loại hình nghiên cứu, học viện đã thành lập lớp Tinh anh Thiên văn học từ năm 2015, và tỷ lệ tuyển sinh đọc thạc sĩ vẫn duy trì trên 80% của bốn khoa sinh viên đã tốt nghiệp. Từ năm 2018 bắt đầu sáng lợp lớp Đào tạo Nhân tài Đổi mới Khoa học Vật lý Điện tử (lớp Đào tạo Khởi nghiệp). Lớp Tinh anh Thiên văn học và Lớp Đào tạo Khởi nghiệp được đào tạo theo hình thức đại học-thạc sĩ và cử nhân-thạc sĩ-tiến sĩ liên ngành đào tạo nhân tài. Sinh viên đại học còn có thể tham gia tuyển chọn các lớp Đào tạo Khởi nghiệp xuyên học viện và xuyên ngành học.

Nghiên cứu học thuật: Tập trung vào kế hoạch khoa học quan trọng của quốc gia để triển khai kỹ thuật đột phá, thực hiện nghiên cứu cơ bản trên lĩnh vực hàng đầu khoa học quan trọng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và Quảng Tây. Trong 5 năm qua, học viện đã gánh vác 176 dự án cấp quốc gia, trong đó có 17 dự án quan trọng của Chương trình nghiên cứu của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc, các dự án trọng điểm của Bộ Khoa học hoặc các dự án công nghệ tiên tiến khác tổng cộng , 52 dự án phổ thông của Chương trình nghiên cứu của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc, và có 13 dự án kế hoạch khoa học và công nghệ trọng điểm cấp tỉnh và bộ (bao gồm cả nhân tài), với tổng số vốn các loại nghiên cứu là 240 triệu nhân dân tệ. Năm 2022, giáo viên đã đăng 600 bài luận văn SCI, trong đó hơn 90% là bài luận văn trình độ cao trong lĩnh vực 1 và 2 của JCR. Nature Science đã tiếp nhận và đăng 5 bài luận văn, trong đó có một bài luận văn được đăng với Đại học Quảng Tây là đơn vị của tác giả đầu tiên. Đội ngũ thiên thể vật lý và công nghệ phát hiện liên quan đã giành được Giải thưởng Đổi mới Sáng tạo lần thứ ba của Quảng Tây.

Trao đổi và hợp tác: Học viện dựa vào Trung tâm Nghiên cứu vật lý thiên văn và khoa học vũ trụ, Đài quan sát thiên văn quốc gia - Đại học Quảng Tây với các đối tác cùng nghề quốc tế và trong nước hợp tác sâu rộng, học viện đã cùng nhau xây dựng hệ thống khảo sát nguồn quang học thoáng qua quy mô ngắn, 1 thiết bị Mạng lưới Kính viễn vọng Toàn cầu Trạm Ali (LCOGT-AL) kính viễn vọng quang học 1 mét và chia sẻ cùng sử dụng hơn 20 kính viễn vọng quang học phân bố tại 8 địa điểm trên khắp thế giới của LCOGT, vệ tinh SVOM hợp tác Trung-Pháp và trạm cơ sở nhận tín hiệu VHF, kính viễn vọng quang học máy quang phổ đầu cuối 4 mét... Và đã hợp tác với Đại học California, Berkeley... để xây dựng Mạng đo lường chung thiên văn khu vực quốc tế; dựa vào Phòng thí nghiệm liên hợp khám phá hạt Sở Vật lý năng lượng cao Viện Khoa học Trung Quốc - Đại học Quảng Tây (đang chuẩn bị), thực hiện nghiên cứu chương trình trên Máy dò phân cực bùng nổ Gamma của Trạm vũ trụ Trung Quốc (POLAR-2) và thiết bị thám trắc bức xạ vũ trụ năng lượng cao (HERD). Học viện cũng hợp tác với sở Năng lượng Na-mi và Hệ thống của Viện Khoa học Trung Quốc để cùng xây dựng trung tâm nghiên cứu năng lượng Na-mi, đồng thời kết hợp các trường đại học và tổ chức nghiên cứu như Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore để cùng xây dựng Phòng thí nghiệm chung Năng lượng xanh Trung Quốc - ASEAN, thực hiện công nghệ phát triển và sử dụng năng lượng xanh biển trên cơ sở công nghệ kỹ thuật phát điện Na-mi, nghiên cứu phát minh hệ thống ứng dụng trong môi trường biển tự điều khiển v.v..

Hỗ trợ dịch vụ: Học viện được quản lý theo mô hình quản lý đại học hiện đại, đảm bảo giáo viên toàn thời gian được giải phóng khỏi các công việc hành chính rườm rà mà tập trung vào đào tạo nhân tài và nghiên cứu học thuật.